By Giuse Lưu Lạc

1.
Tôi ghiền hút thuốc.
Cái gọi là thời trang tuổi trẻ, cái gọi là để giải sầu mang tính tâm lý, cái vốn là sản phẩm của trào lưu xã hội dù chỉ là làn khói thuốc lãng đãng mỏng manh tan bay trong không khí: đã giam tù và trói buộc bản thân tôi...
Một khi đã ghiền, đã nghiện bất cứ thứ gì dù là hút thuốc, bài bạc, rượu chè, chích choác, ăn chơi, cờ tướng, games điện tử... thì coi như bị mắc vào một sợi xích. Nói cách khác thì ghiền, nghiện hay bị xiềng xích tù đày: thực chất cũng chỉ là một. Ni cô, thầy chùa, sư sãi, thầy tu, chẳng sao cả vì họ là những bậc tu trì, hiền lành, đáng kính đáng phục. Nhưng mà ‘ni-cô’ tin, dù chỉ bầy nhầy deo dẻo một lọai nhựa dinh dính màu vàng, tan được trong nước của sái thuốc (thuốc lào chẳng hạn) mới chính là một nàng ni-cô chẳng hiền lành ma sơ chút nào hết! Nó làm cho tôi lao đao. Nó ám khói đen đủi cả hai màng phổi. Nó vàng khè các kẽ răng. Nó hôi hám hơi thở. Nó ám vàng các đầu ngón tay. Nó ngấm vào các thớ thịt. Nó tan chảy trong máu và các đường giây thần kinh cảm giác để tạo nên cái gọi là ghiền, là nghiện.
Vâng, hồi còn là một Thiếu Nhi Thánh Thể, tôi ngoan ngoãn, gương mẫu lắm. Khoác áo chiến binh rồi, mọi cái đã dần đổi thay một trăm tám chục độ....
Sĩ quan lính thủy hào hoa, vai nặng lon cấp bậc chứ đâu phải thầy chùa thầy tu mà chu chu chắm chắm! Phải phì phà cho có phong độ chứ! Ngoài chuyện binh xập xám, nhậu nhẹt đôi khi, phì phà còn là điều cần thiết để tôi hòa đồng vào môi trường binh nghiệp... Chà, nó phức tạp lắm .. Nào là phong thái sĩ quan, nào là chuyện giao tế xã hội, nào là nỗi cô đơn nhớ nhà, nào là chất liệu cho những lúc trầm tư đời lính chịến... Làm thơ mà không khói thuốc, thơ chỉ là thơ thẩn. Bạn bè, đồng nghiệp cùng khóa gặp gỡ, cả khi mon men đến gần thượng cấp mà không điếu thuốc mời chào thì vô duyên bất lịch sự biết bao! Với quý cụ già, thì “miếng trầu là đầu câu chuyện”, nhưng lính tráng, sĩ quan, phải là phì phà chớ ai lại quê mùa bỏm bẻm trầu cau!!! Môi trường binh nghiệp mà, phải có “điếu thuốc” thì câu chuyện mới rôm rang được... Thời trang và cung cách giao tiếp như thế đấy... Dù Ruby Queens hồi đó chưa là lọai thuốc hút có cán, nó vẫn là lọai thuốc rất thơm, hấp rẫn. Lai rai đều chi 3,4 gói một ngày thì có ăn thua gì với lương sĩ quan, rồi còn kẻ mời người tặng.... Mà đã 3,4 gói một ngày thì Zippo liền tay. Zippo sẵn tay quẹt thì khói um suốt ngày, liên tục mịt mù, nó mù mịt đến độ móng của mấy ngón tay cầm điếu thuốc của tôi bí ám khói vàng khè... Hàng chữ hút thuốc nguy hiểm cho sức khỏe in trên vỏ bao thuốc lá chỉ là chuyện hù họa trẻ nít....
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Điều kiện sinh họat, cái trào lưu xã hội nó như thế thì bà con trách tôi làm sao được! Bà con không trách tôi được, chẳng ai trách tôi được.
Bản thân tôi, vì phải cù cưa đong đưa theo giòng đời mà đã chẳng bao giờ đặt vấn đề... Cứ thế mà cho đến năm 2000, tôi vẫn hút thuốc, những loại thuốc hút thơm ngon hơn, hấp rẫn hơn, tha hồ chọn lựa… Nó lềnh khên đầy dẫy ở mọi cửa hàng quán tiệm…
Tôi ghiền hút thuốc.
Cái gọi là thời trang tuổi trẻ, cái gọi là để giải sầu mang tính tâm lý, cái vốn là sản phẩm của trào lưu xã hội dù chỉ là làn khói thuốc lãng đãng mỏng manh tan bay trong không khí: đã giam tù và trói buộc bản thân tôi...
Một khi đã ghiền, đã nghiện bất cứ thứ gì dù là hút thuốc, bài bạc, rượu chè, chích choác, ăn chơi, cờ tướng, games điện tử... thì coi như bị mắc vào một sợi xích. Nói cách khác thì ghiền, nghiện hay bị xiềng xích tù đày: thực chất cũng chỉ là một. Ni cô, thầy chùa, sư sãi, thầy tu, chẳng sao cả vì họ là những bậc tu trì, hiền lành, đáng kính đáng phục. Nhưng mà ‘ni-cô’ tin, dù chỉ bầy nhầy deo dẻo một lọai nhựa dinh dính màu vàng, tan được trong nước của sái thuốc (thuốc lào chẳng hạn) mới chính là một nàng ni-cô chẳng hiền lành ma sơ chút nào hết! Nó làm cho tôi lao đao. Nó ám khói đen đủi cả hai màng phổi. Nó vàng khè các kẽ răng. Nó hôi hám hơi thở. Nó ám vàng các đầu ngón tay. Nó ngấm vào các thớ thịt. Nó tan chảy trong máu và các đường giây thần kinh cảm giác để tạo nên cái gọi là ghiền, là nghiện.
Vâng, hồi còn là một Thiếu Nhi Thánh Thể, tôi ngoan ngoãn, gương mẫu lắm. Khoác áo chiến binh rồi, mọi cái đã dần đổi thay một trăm tám chục độ....
Sĩ quan lính thủy hào hoa, vai nặng lon cấp bậc chứ đâu phải thầy chùa thầy tu mà chu chu chắm chắm! Phải phì phà cho có phong độ chứ! Ngoài chuyện binh xập xám, nhậu nhẹt đôi khi, phì phà còn là điều cần thiết để tôi hòa đồng vào môi trường binh nghiệp... Chà, nó phức tạp lắm .. Nào là phong thái sĩ quan, nào là chuyện giao tế xã hội, nào là nỗi cô đơn nhớ nhà, nào là chất liệu cho những lúc trầm tư đời lính chịến... Làm thơ mà không khói thuốc, thơ chỉ là thơ thẩn. Bạn bè, đồng nghiệp cùng khóa gặp gỡ, cả khi mon men đến gần thượng cấp mà không điếu thuốc mời chào thì vô duyên bất lịch sự biết bao! Với quý cụ già, thì “miếng trầu là đầu câu chuyện”, nhưng lính tráng, sĩ quan, phải là phì phà chớ ai lại quê mùa bỏm bẻm trầu cau!!! Môi trường binh nghiệp mà, phải có “điếu thuốc” thì câu chuyện mới rôm rang được... Thời trang và cung cách giao tiếp như thế đấy... Dù Ruby Queens hồi đó chưa là lọai thuốc hút có cán, nó vẫn là lọai thuốc rất thơm, hấp rẫn. Lai rai đều chi 3,4 gói một ngày thì có ăn thua gì với lương sĩ quan, rồi còn kẻ mời người tặng.... Mà đã 3,4 gói một ngày thì Zippo liền tay. Zippo sẵn tay quẹt thì khói um suốt ngày, liên tục mịt mù, nó mù mịt đến độ móng của mấy ngón tay cầm điếu thuốc của tôi bí ám khói vàng khè... Hàng chữ hút thuốc nguy hiểm cho sức khỏe in trên vỏ bao thuốc lá chỉ là chuyện hù họa trẻ nít....
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Điều kiện sinh họat, cái trào lưu xã hội nó như thế thì bà con trách tôi làm sao được! Bà con không trách tôi được, chẳng ai trách tôi được.
Bản thân tôi, vì phải cù cưa đong đưa theo giòng đời mà đã chẳng bao giờ đặt vấn đề... Cứ thế mà cho đến năm 2000, tôi vẫn hút thuốc, những loại thuốc hút thơm ngon hơn, hấp rẫn hơn, tha hồ chọn lựa… Nó lềnh khên đầy dẫy ở mọi cửa hàng quán tiệm…

Thế rồi, do nhiều điều kiện thực tế, sau nhiều quyết tâm, tôi làm một quyết định.
Quyết định rất đơn giản: cai thuốc.
Tôi quyết định không hút thuốc nữa.
Nhất định: tôi không hút thuốc nữa.
Chuyện tưởng dễ ăn! Chúa mẹ ơi, hơn 3 chục năm phì phà thì chuyện nghiện ngập đã trở thành sợi dây lòi tói, một sợi xích bằng sắt to tướng. Nàng Ni Cô Tin đã ngày này sang ngày khác, tháng này đến tháng sau, năm này sang năm kế tiếp, suốt vài chục niên tuổi đời, đã thắm thiết ôm ấp tôi, nồng nàn âu yếm đến độ nàng ngấm đậm hết cả thần kinh, phổi phèo, gan ruột. Nó vàng khè, đặc quánh, hôi hám, bầy nhầy đóng rêu đóng cáu tất cả nội tạng.... Nghiện mà, ghiền mà, nên thiếu thuốc, tức khi nàng tiên Nicô của tôi vắng nhà, là suốt ngày, cả con người của tôi, từ đầu tới chân, nó bần thần rũ rượi, uể oải, bải hoải chẳng làm ăn gì được. Cơ thể, đầu óc, tay chân nó xụi lơ, ỉu xìu, cà nhựa, nhão nhoẹt như máy cát sét yếu pin, như cánh diều lờ đờ vật vờ giữa trời thiếu gió. Miệng mồm nó nhàn nhạt. Cái gì đó cồn cào, gai gai một nhớ nhung, một cái gì thiêu thiếu... Thất tình nàng Nicô, thật rõ khổ ! Bà “huyện” má ấp môi kề của tôi dù vắng nhà cả năm cũng chẳng sao, chẳng có chi thiếu thốn cả. Bếp múc, đồ ăn thức uống chẳng có gì phải lo vì tôi khá sành sõi chuyện gia chánh. Mới đây, lúc lấy vê-kế-sân về Việt Nam, bà huyện vắng nhà cả tháng, tôi không hề có cái cảm giác nhớ nhung da diết đến bần thần rã rượi, xụi lơ như rứa! Vậy mà cái bóng ma lãng đãng khói xanh quái đản này... Úi, vòng tay nàng Nicô căng xiết ăn đứt bà huyện. Bước vào mê hồn trận rồi thì mới biết cái quái đản của kiểu nàng âu yếm… Mức nồng nàn cứ tăng dần độ ngấm đậm theo năm tháng phiêu du tình tứ… Ly thân ly dị nàng coi bộ không dễ ăn! Bà con ơi, đừng cười. Lạy Chúa tôi, vất vả khó khăn lắm, thật đấy....
Quyết định rất đơn giản: cai thuốc.
Tôi quyết định không hút thuốc nữa.
Nhất định: tôi không hút thuốc nữa.
Chuyện tưởng dễ ăn! Chúa mẹ ơi, hơn 3 chục năm phì phà thì chuyện nghiện ngập đã trở thành sợi dây lòi tói, một sợi xích bằng sắt to tướng. Nàng Ni Cô Tin đã ngày này sang ngày khác, tháng này đến tháng sau, năm này sang năm kế tiếp, suốt vài chục niên tuổi đời, đã thắm thiết ôm ấp tôi, nồng nàn âu yếm đến độ nàng ngấm đậm hết cả thần kinh, phổi phèo, gan ruột. Nó vàng khè, đặc quánh, hôi hám, bầy nhầy đóng rêu đóng cáu tất cả nội tạng.... Nghiện mà, ghiền mà, nên thiếu thuốc, tức khi nàng tiên Nicô của tôi vắng nhà, là suốt ngày, cả con người của tôi, từ đầu tới chân, nó bần thần rũ rượi, uể oải, bải hoải chẳng làm ăn gì được. Cơ thể, đầu óc, tay chân nó xụi lơ, ỉu xìu, cà nhựa, nhão nhoẹt như máy cát sét yếu pin, như cánh diều lờ đờ vật vờ giữa trời thiếu gió. Miệng mồm nó nhàn nhạt. Cái gì đó cồn cào, gai gai một nhớ nhung, một cái gì thiêu thiếu... Thất tình nàng Nicô, thật rõ khổ ! Bà “huyện” má ấp môi kề của tôi dù vắng nhà cả năm cũng chẳng sao, chẳng có chi thiếu thốn cả. Bếp múc, đồ ăn thức uống chẳng có gì phải lo vì tôi khá sành sõi chuyện gia chánh. Mới đây, lúc lấy vê-kế-sân về Việt Nam, bà huyện vắng nhà cả tháng, tôi không hề có cái cảm giác nhớ nhung da diết đến bần thần rã rượi, xụi lơ như rứa! Vậy mà cái bóng ma lãng đãng khói xanh quái đản này... Úi, vòng tay nàng Nicô căng xiết ăn đứt bà huyện. Bước vào mê hồn trận rồi thì mới biết cái quái đản của kiểu nàng âu yếm… Mức nồng nàn cứ tăng dần độ ngấm đậm theo năm tháng phiêu du tình tứ… Ly thân ly dị nàng coi bộ không dễ ăn! Bà con ơi, đừng cười. Lạy Chúa tôi, vất vả khó khăn lắm, thật đấy....

Nói thế, chứ tôi đã lấy hết tự ái và can đảm, vác điếu đi chôn.
Nhưng bà con biết không, cái rũ rượi thèm thuồng đã làm tôi trượt chân, nhiều lần.
Điếu đã chôn xuống rồi, vậy mà khi nỗi nhớ nhung đã não nuột dâng trào, thì “kẻ thất tình” thế nào cũng kiếm ra được xẻng giá ở đâu đó, có khi quào cấu bằng hai bàn tay trơn, mà đào điếu lên cho bằng được... Thú thật, tôi đã da diết nhung nhớ, thờ thẫn thất tình… Nàng Nicô không muốn đi hay tôi không thể rời nàng?
Thôi, cần phải tỉnh táo làm một lô bài thi kết thúc tam cá nguyệt...
Vậy thì cho phép mình một vài hơi nhé! (Nàng Nicô mỉm cười gật đầu). Vài hơi thôi cho tinh thần minh mẫn có sao đâu...
Thôi, lại thua nàng rồi. Buồn qúa. Tức mình quá.
Nào, không hút nữa, không chơi với nàng nữa... Nhất định...
Không được, "khói vào thì nhời mới ra". Không chút khói thì đầu óc chẳng sáng suốt mà hoàn tất được chuyện này. Thôi thì hai ba hơi thôi..
Lại thua rồi. Chán nhỉ.
Nào, "nhị định" nhé, không hút nữa!!!
Nhưng... lại bần thần rũ rượi những thèm thuồng bải hoải nhớ nhung....
Một điếu đi.... Buồn miệng quá... Ừ, một điếu thôi...
Lại thua rồi. Chán thật. Tại sao lại yếu đuối như thế? Thôi, không hút nữa...
Nhất định, không hút nữa.
Nhất định... Tam định.. Tứ ngũ… Thất… bát định…
Lần này đã… "cửu" định rồi! ... Thôi nhé...
Này, nghe kỹ đây này, hút thuốc, ngoài chuyện mắc mỏ tốn kém (bỏ thuốc mua trâu, bỏ trầu mua ruộng!), nó còn có hại cho sức khỏe, chắc ăn. Phổi phèo ung thối ken xơ thì chắc chắn ngày đi bán muối sẽ chẳng xa! Nó hôi hám, bẩn thỉu. Sĩ quan anh hùng khí phách một thời mà giờ làm nô lệ cho khói thuốc thì nào có hay ho chi! Cũng phải tự ái dân tộc một chút chứ!
Nhớ đấy, một điều rất đúng, rất phải như thế đấy.
Khí phách anh hùng cùng phong thái sĩ quan… Rõ chưa nào?
Vâng, một điều rất đúng, rất phải như thế...
Rất đúng, rất phải mà có dễ làm đâu!
Xảy ra là, tôi thua. Tôi lại thua. Tôi cứ thua. Tôi vẫn thua....
Cứ thế, nhất định, nhị tam tứ ngũ lục, thập nhị định… rồi "hoài hoài" định...
Cơn nghiện kinh khủng quá đã khiến tôi mua nguyên một gói 20 điếu, định bụng sẽ xả giàn cho đỡ cơn ghiền... Xé bao thuốc, tôi rút một điếu châm lửa... Khói thuốc ngọt ngào sảng khoái hết cả tim gan phèo phổi... Rít được nửa điếu, tôi chợt tình dậy...
Chết rồi, lại thua rồi....
Cái cảm giác thua cuộc, nô lệ, thiếu khí phách bỗng dưng phừng lên...
Tôi buồn lắm và giận mình lắm... Với tất cả bực bội, tôi ném cả bao thuốc với 19 điếu còn lại kia ra khỏi cửa xe.
Lái xe về đền nhà, tôi vật người xuống những chán chường, buồn giận bản thân mình....
…
Vậy đấy mà ngay ngày hôm sau, cơn nghiện đã dẫn tôi đến được đúng ngay chỗ bao thuốc đã quẳng đi... Bao thuốc 19 điếu vẫn còn nằm nguyên đấy....
Lại một điều rút ra và châm lửa...
Lại những thất vọng, chán chường buồn giận mình yếu đuối...
- Bố ơi, bố đừng hút thuốc nữa. Hút thuốc có hại cho sức khỏe mà! Người ta bảo hút thuốc bị ung thư đấy! Các con của tôi, rất nhiều lần nói cho tôi biết điều ấy. Chúng nhiều lần nhắc nhở và yêu cầu tôi thực hiện một điều rất đúng rất phải ấy....
Vâng, một điều rất đúng, rất phải như thế...
Ừ nhỉ, là bậc cha mẹ, tôi yêu cầu, đòi buộc các con thực hiện những chuyện tốt. Vậy mà, khi các con, vì thương bố, đã quan tâm nhắc nhở, đòi buộc tôi làm, chỉ một chuyện tốt thôi, đó là bỏ thuốc, tôi đã không quan tâm, trong khi chính tôi lại mong muốn, và còn căng thẳng đòi buộc lũ con mình quan tâm đến điều tôi huấn thị, dạy dỗ, yêu cầu chúng? “Điều đúng, điều phải” của tôi là cha mẹ đâu có đúng tốt hơn / đòi buộc hơn “điều đúng, điều phải” của đám con đã đủ nhận thức của mình? Chuyện đúng, điều phải, lẽ hay, lẽ thật vốn không lệ thuộc vai vế cao thấp. Không phải vì địa vị lớn nhỏ, không phải vì nói nhiều nói ít, vì kiểu nói mạnh nói sốc hay nói nhẹ nhàng vuốt ve kiểu đắc nhân tâm… mà nó đúng / phải ít hơn hay nhiều hơn.
Trở về nhà, tôi thẫn thờ mệt mỏi và vô cùng bực bội. Đi ngang phòng, tôi thấy lũ con đang xúm lại giúp nhau làm bài vở và đang vui vẻ ngồm ngoàm ăn uống, đứa tô đứa chén. Đã nhiều lần, tôi dặn các con tuyêt đối không được ăn uống gì trong phòng ngủ vì nhiều bất tiện. Sẵn cơn buồn giận đang phừng phừng, tôi nghiến răng rít lên:
- Đã bảo bao nhiêu lần rồi, không bao giờ được ăn uống trong phòng. Phải ra bàn ăn ngoài kia!...
Mặt mày lũ con tôi sững sờ, ngơ ngác, xanh lè. Tôi gằn giọng, lớn tiếng hét hơn:
- Đã bảo, đã nhắc, đã nói bao nhiêu lần rồi! Tại sao một điều rất đúng, rất phải như thế mà sao không...
Ngay lúc ấy, một tiếng nói mạnh mẽ, giận dữ và rất rõ ràng vang lên trong đầu:
- Sao, thế còn chuyện hút sách của ngươi? Đã biết một điều rất đúng rất phải như thế mà sao ngươi không làm?
Ừ nhỉ, tại sao một điều rất đúng rất phải như thế mà chính tôi không làm?
Tại sao tôi chỉ đòi buộc người khác thực hiện những điều rất đúng rất phải như thế, chất lên vai người khác cái gánh nặng của vươn lên mà không đòi buộc việc “vươn lên “ nơi chính bản thân mình trước?
Một cảm nhận mạnh mẽ, chân thực và khiêm tốn bất ngờ vật tôi khụy gối...
Tôi té phịch xuống, rũ rượi, thẫn thờ, mồ hôi toát ra như tắm...
Rồi một sức mạnh nào đó khiến tôi vùng dậy….
Chạy lại ôm các con, tôi chan hòa nói với chúng:
-Bố xin lỗi các con… Từ nay trở đi, bố sẽ không hút thuốc nữa!
...
Vâng, sau lần ngã ngựa ấy, tôi đã dứt khoát bỏ thuốc....
Nhưng bà con biết không, cái rũ rượi thèm thuồng đã làm tôi trượt chân, nhiều lần.
Điếu đã chôn xuống rồi, vậy mà khi nỗi nhớ nhung đã não nuột dâng trào, thì “kẻ thất tình” thế nào cũng kiếm ra được xẻng giá ở đâu đó, có khi quào cấu bằng hai bàn tay trơn, mà đào điếu lên cho bằng được... Thú thật, tôi đã da diết nhung nhớ, thờ thẫn thất tình… Nàng Nicô không muốn đi hay tôi không thể rời nàng?
Thôi, cần phải tỉnh táo làm một lô bài thi kết thúc tam cá nguyệt...
Vậy thì cho phép mình một vài hơi nhé! (Nàng Nicô mỉm cười gật đầu). Vài hơi thôi cho tinh thần minh mẫn có sao đâu...
Thôi, lại thua nàng rồi. Buồn qúa. Tức mình quá.
Nào, không hút nữa, không chơi với nàng nữa... Nhất định...
Không được, "khói vào thì nhời mới ra". Không chút khói thì đầu óc chẳng sáng suốt mà hoàn tất được chuyện này. Thôi thì hai ba hơi thôi..
Lại thua rồi. Chán nhỉ.
Nào, "nhị định" nhé, không hút nữa!!!
Nhưng... lại bần thần rũ rượi những thèm thuồng bải hoải nhớ nhung....
Một điếu đi.... Buồn miệng quá... Ừ, một điếu thôi...
Lại thua rồi. Chán thật. Tại sao lại yếu đuối như thế? Thôi, không hút nữa...
Nhất định, không hút nữa.
Nhất định... Tam định.. Tứ ngũ… Thất… bát định…
Lần này đã… "cửu" định rồi! ... Thôi nhé...
Này, nghe kỹ đây này, hút thuốc, ngoài chuyện mắc mỏ tốn kém (bỏ thuốc mua trâu, bỏ trầu mua ruộng!), nó còn có hại cho sức khỏe, chắc ăn. Phổi phèo ung thối ken xơ thì chắc chắn ngày đi bán muối sẽ chẳng xa! Nó hôi hám, bẩn thỉu. Sĩ quan anh hùng khí phách một thời mà giờ làm nô lệ cho khói thuốc thì nào có hay ho chi! Cũng phải tự ái dân tộc một chút chứ!
Nhớ đấy, một điều rất đúng, rất phải như thế đấy.
Khí phách anh hùng cùng phong thái sĩ quan… Rõ chưa nào?
Vâng, một điều rất đúng, rất phải như thế...
Rất đúng, rất phải mà có dễ làm đâu!
Xảy ra là, tôi thua. Tôi lại thua. Tôi cứ thua. Tôi vẫn thua....
Cứ thế, nhất định, nhị tam tứ ngũ lục, thập nhị định… rồi "hoài hoài" định...
Cơn nghiện kinh khủng quá đã khiến tôi mua nguyên một gói 20 điếu, định bụng sẽ xả giàn cho đỡ cơn ghiền... Xé bao thuốc, tôi rút một điếu châm lửa... Khói thuốc ngọt ngào sảng khoái hết cả tim gan phèo phổi... Rít được nửa điếu, tôi chợt tình dậy...
Chết rồi, lại thua rồi....
Cái cảm giác thua cuộc, nô lệ, thiếu khí phách bỗng dưng phừng lên...
Tôi buồn lắm và giận mình lắm... Với tất cả bực bội, tôi ném cả bao thuốc với 19 điếu còn lại kia ra khỏi cửa xe.
Lái xe về đền nhà, tôi vật người xuống những chán chường, buồn giận bản thân mình....
…
Vậy đấy mà ngay ngày hôm sau, cơn nghiện đã dẫn tôi đến được đúng ngay chỗ bao thuốc đã quẳng đi... Bao thuốc 19 điếu vẫn còn nằm nguyên đấy....
Lại một điều rút ra và châm lửa...
Lại những thất vọng, chán chường buồn giận mình yếu đuối...
- Bố ơi, bố đừng hút thuốc nữa. Hút thuốc có hại cho sức khỏe mà! Người ta bảo hút thuốc bị ung thư đấy! Các con của tôi, rất nhiều lần nói cho tôi biết điều ấy. Chúng nhiều lần nhắc nhở và yêu cầu tôi thực hiện một điều rất đúng rất phải ấy....
Vâng, một điều rất đúng, rất phải như thế...
Ừ nhỉ, là bậc cha mẹ, tôi yêu cầu, đòi buộc các con thực hiện những chuyện tốt. Vậy mà, khi các con, vì thương bố, đã quan tâm nhắc nhở, đòi buộc tôi làm, chỉ một chuyện tốt thôi, đó là bỏ thuốc, tôi đã không quan tâm, trong khi chính tôi lại mong muốn, và còn căng thẳng đòi buộc lũ con mình quan tâm đến điều tôi huấn thị, dạy dỗ, yêu cầu chúng? “Điều đúng, điều phải” của tôi là cha mẹ đâu có đúng tốt hơn / đòi buộc hơn “điều đúng, điều phải” của đám con đã đủ nhận thức của mình? Chuyện đúng, điều phải, lẽ hay, lẽ thật vốn không lệ thuộc vai vế cao thấp. Không phải vì địa vị lớn nhỏ, không phải vì nói nhiều nói ít, vì kiểu nói mạnh nói sốc hay nói nhẹ nhàng vuốt ve kiểu đắc nhân tâm… mà nó đúng / phải ít hơn hay nhiều hơn.
Trở về nhà, tôi thẫn thờ mệt mỏi và vô cùng bực bội. Đi ngang phòng, tôi thấy lũ con đang xúm lại giúp nhau làm bài vở và đang vui vẻ ngồm ngoàm ăn uống, đứa tô đứa chén. Đã nhiều lần, tôi dặn các con tuyêt đối không được ăn uống gì trong phòng ngủ vì nhiều bất tiện. Sẵn cơn buồn giận đang phừng phừng, tôi nghiến răng rít lên:
- Đã bảo bao nhiêu lần rồi, không bao giờ được ăn uống trong phòng. Phải ra bàn ăn ngoài kia!...
Mặt mày lũ con tôi sững sờ, ngơ ngác, xanh lè. Tôi gằn giọng, lớn tiếng hét hơn:
- Đã bảo, đã nhắc, đã nói bao nhiêu lần rồi! Tại sao một điều rất đúng, rất phải như thế mà sao không...
Ngay lúc ấy, một tiếng nói mạnh mẽ, giận dữ và rất rõ ràng vang lên trong đầu:
- Sao, thế còn chuyện hút sách của ngươi? Đã biết một điều rất đúng rất phải như thế mà sao ngươi không làm?
Ừ nhỉ, tại sao một điều rất đúng rất phải như thế mà chính tôi không làm?
Tại sao tôi chỉ đòi buộc người khác thực hiện những điều rất đúng rất phải như thế, chất lên vai người khác cái gánh nặng của vươn lên mà không đòi buộc việc “vươn lên “ nơi chính bản thân mình trước?
Một cảm nhận mạnh mẽ, chân thực và khiêm tốn bất ngờ vật tôi khụy gối...
Tôi té phịch xuống, rũ rượi, thẫn thờ, mồ hôi toát ra như tắm...
Rồi một sức mạnh nào đó khiến tôi vùng dậy….
Chạy lại ôm các con, tôi chan hòa nói với chúng:
-Bố xin lỗi các con… Từ nay trở đi, bố sẽ không hút thuốc nữa!
...
Vâng, sau lần ngã ngựa ấy, tôi đã dứt khoát bỏ thuốc....

2.
Vâng, thế là cuối cùng, sau 1 quãng dài vùng vẫy, tôi đã vuột thoát được, dứt mình khỏi vòng tay êm ái nhưng rất căng xiết của làn khói xanh lãng đãng mỏng manh. Tạ ơn Chúa. Chuyện giã từ khói thuốc này xảy ra vào ngay Mùa Chay năm ấy.
Lựa một ngày Cha Sở đáng kính và rất thương mến của tôi rảnh rang, tôi xin làm hẹn gặp Ngài. Tôi phải nhờ Ngài giúp làm một cuộc hồi tâm và hòa giải với Chúa ngay đầu mùa chay… Chuyện ghiền thuốc không được liệt vào danh sách “tội trọng”. Nhưng không phải vì nó không “trọng” mà thành “nhẹ hều”, không phải áy náy lương tâm. Thực sự nó kéo theo những hệ quả tai hại. Tôi đã thử làm 1 con toán, ước lượng thôi nhưng ráng thật chính xác, về số lượng thuốc tôi đã hút trải dài trong nhiều năm trường, rồi tính bằng tiền. Con số đã làm tôi bối rối… Trong khi bao người đói lả, cuộc đời kéo lê trong bần cùng khổ đau, tôi lại hoang phí… Dù tiền bạc tôi đã hoang phí nếu biết mẫn cảm hy sinh chia sẻ, chưa hẳn làm cho ai đó vơi bớt đớn đau, ra khỏi được cảnh nghèo, nhưng khi chỉ lo cho cái sở thích và thói nghiện ngập của mình, tôi đã cảm nhận cách kém cỏi về hoàn cảnh của những người kém may mắn… Khinh thường bản lãnh của mình, tôi đã rẻ rúng để cho mình bị trói buộc, bị giam tù vì một loại ghiền nghiện chết người. Xét về trách nhiệm và tâm tình với chính gia đình mình, khi lo lắng chiều chuộng một thói tật nguy hiểm, tôi tỏ ra thiếu quảng đại và trách nhiệm. Nếu tôi bị ung thối ken xơ mà quy tiên trước giờ quy định, tại Chúa hay tại tôi mà gia đình tôi, các con tôi vướng vào những hụt hẫng thiếu vắng… ?
Cha Sở đã ân cần chăm chú lắng nghe chuyện kể và cảm nhận của tôi.
Tôi xin ghi lại những lời Ngài ôn tồn chia sẻ với tôi với tất cả âu lo mục tử:
- “Tạ ơn Chúa, anh đã vuột thoát được. Những kéo lôi, nếu để ý, nó nhẹ nhàng mà rất căng xiết. Chiến đấu với thói tật, tội lỗi, người ta thường khi đối diện với những thứ gì đó nhẹ nhàng mỏng manh như làn khói. Nó mỏng manh, lãng đãng ở dạng vô hình khiến mình, khi không tỉnh táo nhận ra, thì sẽ chắc ăn vướng bẫy…”
….
- “Nhưng bây giờ, cái mệnh đề “tôi ghiền thuốc” kia, nếu mình thay thế chữ “thuốc” bằng “games điện tử / bài bạc / casino / tiền bạc / football / cá độ / lười biếng ở không / nói hành nói xấu / ghen ghét / phô trương tự mãn / tiếng tăm danh vọng….” thì sao nhỉ, nhất là khi những thứ “ghiền / nghiện” này ở mức “bệnh tật” gây tốn kém khánh kiệt…Nó không chỉ làm cho gia đình lao đao, mà con gây ra những giây chuyền tội ác khác như trộm cắp, gian dối, lừa đảo…? Có những ham mê tưởng là vô thưởng vô phạt, không được xếp vào loại “có tội”, nhưng nó có thể gây ra những trục trặc ngay trong gia đình, cộng đoàn… Mà khi thói ghiền nghiện đã là công cụ của Sự Dữ rồi, thì người ta sẽ bị Bóng Tối chiếm đoạt… Thế là xa Chúa, xa ánh sáng, xa Sự Sống, gia đình tan vỡ… ”
…
-“Thiên Chúa muốn mình sống vui vẻ. Nhưng vui vẻ không có nghĩa là có quyền đam mê bất cứ thứ gì, thứ mà mình biết rõ, sẽ dẫn mình đến những hiểm nguy của tan vỡ, tội lỗi…”
…
- “Có một loại nghiện mà con cái Chúa luôn phải có, ấy là ghiền Chúa, nghiện lề luật của Chúa và những việc làm thánh thiện… Có khi, người ta lơ lửng, chân hổng khỏi mặt đất. Lên trời thì không bay tới được, mà chạm đất thì cũng không. Gần Chúa thì nhạt nhòa, mà sống giữa cộng đồng, người ấy cũng chỉ lửng lơ, bay bổng chớ chẳng hòa mình bước đi với mọi người.”
Vâng, thế là cuối cùng, sau 1 quãng dài vùng vẫy, tôi đã vuột thoát được, dứt mình khỏi vòng tay êm ái nhưng rất căng xiết của làn khói xanh lãng đãng mỏng manh. Tạ ơn Chúa. Chuyện giã từ khói thuốc này xảy ra vào ngay Mùa Chay năm ấy.
Lựa một ngày Cha Sở đáng kính và rất thương mến của tôi rảnh rang, tôi xin làm hẹn gặp Ngài. Tôi phải nhờ Ngài giúp làm một cuộc hồi tâm và hòa giải với Chúa ngay đầu mùa chay… Chuyện ghiền thuốc không được liệt vào danh sách “tội trọng”. Nhưng không phải vì nó không “trọng” mà thành “nhẹ hều”, không phải áy náy lương tâm. Thực sự nó kéo theo những hệ quả tai hại. Tôi đã thử làm 1 con toán, ước lượng thôi nhưng ráng thật chính xác, về số lượng thuốc tôi đã hút trải dài trong nhiều năm trường, rồi tính bằng tiền. Con số đã làm tôi bối rối… Trong khi bao người đói lả, cuộc đời kéo lê trong bần cùng khổ đau, tôi lại hoang phí… Dù tiền bạc tôi đã hoang phí nếu biết mẫn cảm hy sinh chia sẻ, chưa hẳn làm cho ai đó vơi bớt đớn đau, ra khỏi được cảnh nghèo, nhưng khi chỉ lo cho cái sở thích và thói nghiện ngập của mình, tôi đã cảm nhận cách kém cỏi về hoàn cảnh của những người kém may mắn… Khinh thường bản lãnh của mình, tôi đã rẻ rúng để cho mình bị trói buộc, bị giam tù vì một loại ghiền nghiện chết người. Xét về trách nhiệm và tâm tình với chính gia đình mình, khi lo lắng chiều chuộng một thói tật nguy hiểm, tôi tỏ ra thiếu quảng đại và trách nhiệm. Nếu tôi bị ung thối ken xơ mà quy tiên trước giờ quy định, tại Chúa hay tại tôi mà gia đình tôi, các con tôi vướng vào những hụt hẫng thiếu vắng… ?
Cha Sở đã ân cần chăm chú lắng nghe chuyện kể và cảm nhận của tôi.
Tôi xin ghi lại những lời Ngài ôn tồn chia sẻ với tôi với tất cả âu lo mục tử:
- “Tạ ơn Chúa, anh đã vuột thoát được. Những kéo lôi, nếu để ý, nó nhẹ nhàng mà rất căng xiết. Chiến đấu với thói tật, tội lỗi, người ta thường khi đối diện với những thứ gì đó nhẹ nhàng mỏng manh như làn khói. Nó mỏng manh, lãng đãng ở dạng vô hình khiến mình, khi không tỉnh táo nhận ra, thì sẽ chắc ăn vướng bẫy…”
….
- “Nhưng bây giờ, cái mệnh đề “tôi ghiền thuốc” kia, nếu mình thay thế chữ “thuốc” bằng “games điện tử / bài bạc / casino / tiền bạc / football / cá độ / lười biếng ở không / nói hành nói xấu / ghen ghét / phô trương tự mãn / tiếng tăm danh vọng….” thì sao nhỉ, nhất là khi những thứ “ghiền / nghiện” này ở mức “bệnh tật” gây tốn kém khánh kiệt…Nó không chỉ làm cho gia đình lao đao, mà con gây ra những giây chuyền tội ác khác như trộm cắp, gian dối, lừa đảo…? Có những ham mê tưởng là vô thưởng vô phạt, không được xếp vào loại “có tội”, nhưng nó có thể gây ra những trục trặc ngay trong gia đình, cộng đoàn… Mà khi thói ghiền nghiện đã là công cụ của Sự Dữ rồi, thì người ta sẽ bị Bóng Tối chiếm đoạt… Thế là xa Chúa, xa ánh sáng, xa Sự Sống, gia đình tan vỡ… ”
…
-“Thiên Chúa muốn mình sống vui vẻ. Nhưng vui vẻ không có nghĩa là có quyền đam mê bất cứ thứ gì, thứ mà mình biết rõ, sẽ dẫn mình đến những hiểm nguy của tan vỡ, tội lỗi…”
…
- “Có một loại nghiện mà con cái Chúa luôn phải có, ấy là ghiền Chúa, nghiện lề luật của Chúa và những việc làm thánh thiện… Có khi, người ta lơ lửng, chân hổng khỏi mặt đất. Lên trời thì không bay tới được, mà chạm đất thì cũng không. Gần Chúa thì nhạt nhòa, mà sống giữa cộng đồng, người ấy cũng chỉ lửng lơ, bay bổng chớ chẳng hòa mình bước đi với mọi người.”

….
Cha Sở cẩn thận dặn dò:
- Anh hãy nhớ thật kỹ lời Chúa nói về chuyện Thần Dữ phản công, “Khi thần ô uế xuất khỏi một người, thì nó đi rảo qua những nơi khô cháy, tìm chốn nghỉ ngơi. Mà vì tìm không ra, nó nói, ‘Ta sẽ trở về nhà ta, nơi ta đã bỏ ra đi’. Khi đến nơi, nó thấy nhà được quét tước, dọn dẹp hẳn hoi. Nó liền đi kéo thêm bảy thần khác dữ dằn hơn nó, và chúng vào ở đó. Rốt cuộc tình trạng của người đó lại còn tệ hơn trước.” (Luca 12:24-26). Rõ ràng, người ta phải có một thứ gì đó để ghiền, để nghiện, không cái này thì cái kia. Cái lỗ hổng của khao khát và thèm muốn luôn là thửa đất béo bở cho Bóng Tối chui vào. Vì thế, phải biết mình ghiền cái gì, nghiện thứ gì… Nhớ bám vào Chúa luôn luôn…”
California, 06 tháng 02 năm 2016
Cha Sở cẩn thận dặn dò:
- Anh hãy nhớ thật kỹ lời Chúa nói về chuyện Thần Dữ phản công, “Khi thần ô uế xuất khỏi một người, thì nó đi rảo qua những nơi khô cháy, tìm chốn nghỉ ngơi. Mà vì tìm không ra, nó nói, ‘Ta sẽ trở về nhà ta, nơi ta đã bỏ ra đi’. Khi đến nơi, nó thấy nhà được quét tước, dọn dẹp hẳn hoi. Nó liền đi kéo thêm bảy thần khác dữ dằn hơn nó, và chúng vào ở đó. Rốt cuộc tình trạng của người đó lại còn tệ hơn trước.” (Luca 12:24-26). Rõ ràng, người ta phải có một thứ gì đó để ghiền, để nghiện, không cái này thì cái kia. Cái lỗ hổng của khao khát và thèm muốn luôn là thửa đất béo bở cho Bóng Tối chui vào. Vì thế, phải biết mình ghiền cái gì, nghiện thứ gì… Nhớ bám vào Chúa luôn luôn…”
California, 06 tháng 02 năm 2016