MỘT PHƯƠNG THỨC ĐẠO ĐỨC GIÁ TRỊ (Nguồn: tgpsaigon.net)
Trong quá trình truyền giáo tại Việt Nam, Giáo Hội đã vận dụng một cách tự nhiên và tinh tế nhiều lọai hình văn hóa dân tộc để diễn tả niềm tin Kitô-giáo, ví dụ: Lễ đèn hay Ngắm đứng, Ngắm 15 sự Thương khó của Chúa Giêsu.
Lễ đèn (theo cách nói của miền Nam) hay Ngắm đứng , Ngắm 15 sự Thương khó của Chúa Giêsu (theo các nói của miền Bắc) là một hình thức đạo đức bình dân sử dụng các làn điệu ca ngâm riêng của từng vùng – miền hầu chuyển dịch chương đoạn Tin Mừng nói về Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu.
Đây là công trình rất sáng tạo của các thừa sai, các linh mục bản xứ và cộng đoàn dân Chúa trong bối cảnh Tin Mừng chỉ được đọc bằng cổ ngữ La tinh, chưa được dịch sang tiếng Việt. Hình thức “nguyện ngắm” như thế vừa giúp tín hữu tiếp cận với một chương đọan Tin Mừng quan trọng, vừa suy gẫm, đọc kinh cầu nguyện một cách sốt sắng thông qua hình thức diễn ngâm bản địa phù hợp với khẩu vị của người giáo dân.
Xúc cảm của người diễn ngâm cũng là một công cụ chuyển tải, lan tỏa tình cảm đạo đức, rất chân thành và rất nhanh. Thêm vào đó, hình ảnh Thánh giá vắt khăn tang, ngọn nến ánh đèn lung linh, tiếng trống, tiếng mõ vang từng tiếng trong không gian vắng lặng ... cũng dẫn đưa người tín hữu vào cuộc tử nạn đau khổ và thánh thiện bằng hiệu ứng hình ảnh và âm thanh rất phù hợp...
Trong quá trình truyền giáo tại Việt Nam, Giáo Hội đã vận dụng một cách tự nhiên và tinh tế nhiều lọai hình văn hóa dân tộc để diễn tả niềm tin Kitô-giáo, ví dụ: Lễ đèn hay Ngắm đứng, Ngắm 15 sự Thương khó của Chúa Giêsu.
Lễ đèn (theo cách nói của miền Nam) hay Ngắm đứng , Ngắm 15 sự Thương khó của Chúa Giêsu (theo các nói của miền Bắc) là một hình thức đạo đức bình dân sử dụng các làn điệu ca ngâm riêng của từng vùng – miền hầu chuyển dịch chương đoạn Tin Mừng nói về Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu.
Đây là công trình rất sáng tạo của các thừa sai, các linh mục bản xứ và cộng đoàn dân Chúa trong bối cảnh Tin Mừng chỉ được đọc bằng cổ ngữ La tinh, chưa được dịch sang tiếng Việt. Hình thức “nguyện ngắm” như thế vừa giúp tín hữu tiếp cận với một chương đọan Tin Mừng quan trọng, vừa suy gẫm, đọc kinh cầu nguyện một cách sốt sắng thông qua hình thức diễn ngâm bản địa phù hợp với khẩu vị của người giáo dân.
Xúc cảm của người diễn ngâm cũng là một công cụ chuyển tải, lan tỏa tình cảm đạo đức, rất chân thành và rất nhanh. Thêm vào đó, hình ảnh Thánh giá vắt khăn tang, ngọn nến ánh đèn lung linh, tiếng trống, tiếng mõ vang từng tiếng trong không gian vắng lặng ... cũng dẫn đưa người tín hữu vào cuộc tử nạn đau khổ và thánh thiện bằng hiệu ứng hình ảnh và âm thanh rất phù hợp...