Thoắt một cái, tôi đã huốt lục tuần.
Từ cấp “hưởng dương”, tôi bị đôn lên hàng “hưởng thọ”.
Hơn 60 năm giãi giầu mưa nắng, trải qua bao nỗi niềm thử thách đời người, kèm với cái yếu quỵ dần của xương khớp, cái rệu rạo của răng cỏ, đôi mắt lòng thòng kiếng lão, tôi đã chớm cảm biết nỗi mỏi mệt quãng đời chiều. Nhớ lại thuở hai mươi năm trước lúc đi làm full-time trong một nhà hưu dưỡng, hàng ngày nhìn thấy cảnh đời chờ chết, cảm biết thân phận của quý cụ ông, cụ bà sống lão vượt khung tuổi thọ, tôi nhận ra lúc đó cái vô duyên, vô nghĩa, rất ư tai hại của lời chúc ước “sống tới đầu bạc răng long”.
Tóc của tôi vẫn còn cộm dày. Nó chưa lưa thưa vì vẫn còn lưu luyến mái đầu chưa muốn sói. Nhưng màu sắc thì khác rồi. Từ lốm đốm muối tiêu, nó đã bắt đầu lác đác chuyển sang màu bạc. Vầng trán? Mới chỉ vài nếp nhăn. Răng mới chỉ rung rinh chút chút, còn nhơi cơm nhơi sụn được chớ chưa long, chưa lỏng lẻo ‘gung ginh’ như cọc gỗ cắm bờ ‘guộng’. Chẳng rõ, đầu bạc bao nhiêu cọng, răng còn mấy cái, miệng mồm xọm móm cỡ nào thì mới thỏa được hết lời chúc ước quái ác kia. Chỉ biết rằng, cho đến giờ, tôi chưa được Sở An Sinh Xã Hội xếp vào loại già vì mình chưa đến hạn tuổi hưu. Thế thì cứ coi như là tôi chưa già. Chưa già nhưng lại không dám coi mình vưỡn còn chai chẻ. Chưa được cấp bằng công nhận là “lão ông” nên hàng ngày tôi vẫn phải cơm nén cà mên, chẳm chỉ đi cày.
Có anh em góp ý bàn với tôi chuyện hưu non. Họ bảo rằng, cứ chắc ăn cái gì có được trong tay, chẳng ai biết mình có sống tới ngưỡng cửa được nghỉ hưu không. Thảo nào, ở cửa hàng Walmart, tôi thấy rất nhiều ông bà đã lão, vẫn đi làm. Tìm hiểu ra thì biết rằng, đi làm lúc đúng tuổi về hưu rồi, thì họ được hưởng trọn đồng lương, không phải đóng thuế lợi tức. Walmart thì cũng chỉ minimum pay theo luật, nhưng dù gì nó cũng giúp cho người già ra khỏi cái nhàm chán của việc ở không. Du lịch, nếu có tiền, cũng chỉ phiêu du một quãng 3,4 tuần thôi, giỏi lắm thì một năm một lần, ít ai có đủ tiền mà du lịch suốt cho đến ngày chót cùng của tuổi già. Kẹt cái, quanh quẩn ở nhà thì boring, con cháu thì không có trách nhiệm trợ cấp, thôi thì, đi làm được đồng nào hay đồng nấy. Bên này nó như thế, chẳng có cảnh như ở quê tôi, leo lên hàng sáu bó rồi thì được khoanh tay cúi đầu kính ông kính cụ, được thảnh thơi áo the áo thụng lễ thờ hàng ngày, được quây quần bên cháu con, được nghỉ ngơi không còn phải ra đồng cày cấy hay ra vườn làm cỏ.
Đứng ở mốc cây số 60 nhìn lại, dốc đường đi qua đã xa mờ. Trước mặt là cái dốc đèo. Ngọn đèo chỉ có độ dốc và rất ngắn chiều dài… Những thành đạt nào đang trong tay? Một cái nhà để ở, ba bốn cái nhà cho mướn? Số lượng nào để cân đếm? Đôi bàn tay đã chai xạm với tấm lưng đang còng dần? Cõi tâm linh đã đạt mức nào cho Thần Linh hiện diện? Lang thang đường đời hơn 60 năm leo dốc, có khúc đường tâm linh nào tôi lang thang với Chúa, bên Chúa, đã dành cho Chúa? Tôi đã đi với Chúa được nhiêu miles? Tôi đã gắn bó đi chung với ai, tha thiết đồng hành với ai trên hành trình đã hơn nửa đời người ấy? Rõ ràng, tất cả là những ghi nhận mịt mờ, nhòe nhoẹt không rõ ràng mức độ và số lượng…
Cảm nhận cái thoáng chốc vụt bay của bước chân thời gian, tôi vướng vào tâm trạng rất bồn chồn cuống quýt. Những xét mình nhạt nhòa trên những thành đạt lãng đãng rất khói sương…. Nghĩ nhìn quãng đường dốc đèo trước mặt, tôi hơi hãi sợ. Nhìn lui thì sương khói, nhìn tới thì mịt mờ…Tôi bỗng hiểu được tâm trạng và nỗi niềm của tiên tri Êli trên quãng đường leo dốc, trốn lên núi Horeb. “Ôi đường xa quá con hết hơi rồi, Chúa ơi, con thật hết hơi rồi…” . Bụng lép, cổ khô, rã rời mỏi mệt, tiên tri nài xin Chúa cho mình chết đi cho rồi “Con tìm đâu lương thực nước uống… Thân này xin Chúa cho về cõi sau yên hàn, Chúa ơi….”
Đường xa, thả dốc, bất định, tôi năm bảy lần than thở thảm thiết hơn Eli. Nhưng tôi không dám liều như Eli “xin Chúa cất sớm về cõi yên hàn”… Chẳng phải vì mình sợ chết, cũng chẳng phải vì mình không đói lả nhờ mớ đồ ăn thức uống dư thừa ở Mỹ, nhưng vì bao trách nhiệm còn rất vướng víu dở dang cho con cái, gia đình. Mớ bảo hiểm nhân thọ buộc phải mua để lỡ-đâu-ngày-nằm-xuống, không làm nguôi nỗi băn khoăn tương lai và trách nhiệm.
Thôi, Chúa ạ, cứ coi như con là kẻ bối rối chết nhát, nôm na là đức tin và lòng phó thác của con leo lét yếu ớt quá. Chúa biết, rằng con đến trần gian chẳng do ý muốn của mình. Chính Chúa muốn điều ấy trước khi con thành hình trong bào thai. Quãng khởi đầu, con chỉ là hư vô. Quãng giữa, con bị nhồi xóc dập dình, bị rê xảy như lúa bị sàng… Đến quãng này, khi sức khỏe bắt đầu rệu rạo quãng đời chiều, con thấy đuối dần. Cho dù vẫn tin biết là tóc trên đầu, từng cọng, đã được Chúa đếm kỹ, nhưng con vẫn băn khoăn khoảng đường còn lại,. Tương lại mịt mờ, nhưng giờ phút sau hết của quãng cuối cùng, nó không mờ. Con biết rõ nó sẽ đến. Nó chắc ăn sẽ đến, nhưng Chúa lại không muốn con biết về cách thức và ngày giờ con sẽ lâm tử. Nhưng đúng là con chẳng nên biết, mà dù có biết, con cũng chẳng biết phải làm gì…
Vâng, Chúa là khởi đầu, là bình minh của đời con.
Chúa là khoảng lớn khôn, là hoàng hôn,
là khúc cuối và là tận cùng của đời con
Con, hết tâm tình trong lời nguyện thiết tha,
khẩn xin Chúa hãy ban cho con
một tuổi già an bình và thanh thản,
mà mỗi nếp nhăn là một nốt nhạc cảm tạ lòng nhân hậu của Chúa,
một tuổi già luôn quan tâm đến hạnh phúc của người khác
một tuổi già còn biết đùa vui với tiếng cười của trẻ thơ.
còn biết thưởng thức tiếng hót của chim chóc,
còn biết trầm trồ vẻ đẹp của núi đồi, tinh tú trăng sao,
một tuổi già vẫn luôn lắng nghe tiếng Chúa trong gió nhẹ
và tìm thấy nơi Lời Chúa sự khôn ngoan, sức sống của tâm hồn.
Xin đừng để con phải sống
một tuổi già co ro trong tiếc buồn vì luyến lưu quá khứ,
một tuổi già bị ám ảnh bởi những lỗi lầm đã được Chúa nhân từ thứ tha.
Xin cho con một tuổi già thanh thản, biết thưởng thức niềm vui
và sự mới mẻ sống động của khoảnh khắc hiện tại.
Xin hãy nhận lễ vật là tháng ngày còn lại của đời con.
Xin biến chúng thành lời cảm tạ, thành khúc hát cuối cùng của tình yêu.
Xin hãy soi sáng con, nếu sự ngờ vực bủa vây con.
Xin hãy củng cố con, nếu bệnh tật làm thân xác con hao mòn.
Xin đến viếng thăm con, khi nỗi cô đơn làm tim con u sầu héo hon
Xin nắm chắc tay con, khi cái chết bất chợt đứng bên giường,
Xin hãy trấn an con, khi giờ chết đến gần làm linh hồn con bối rối.
Xin đừng bỏ rơi con trong giờ lâm chung với cơn hấp hối.
Và cho tới hơi thở cuối cùng,
xin cho con tim nghèo nàn nhưng luôn khao khát Chúa của con
cùng với khối linh hồn đã được dựng nên theo hình ảnh Chúa
được niềm hy vọng rạng rỡ của Phục sinh chiếu soi.
Amen
Từ cấp “hưởng dương”, tôi bị đôn lên hàng “hưởng thọ”.
Hơn 60 năm giãi giầu mưa nắng, trải qua bao nỗi niềm thử thách đời người, kèm với cái yếu quỵ dần của xương khớp, cái rệu rạo của răng cỏ, đôi mắt lòng thòng kiếng lão, tôi đã chớm cảm biết nỗi mỏi mệt quãng đời chiều. Nhớ lại thuở hai mươi năm trước lúc đi làm full-time trong một nhà hưu dưỡng, hàng ngày nhìn thấy cảnh đời chờ chết, cảm biết thân phận của quý cụ ông, cụ bà sống lão vượt khung tuổi thọ, tôi nhận ra lúc đó cái vô duyên, vô nghĩa, rất ư tai hại của lời chúc ước “sống tới đầu bạc răng long”.
Tóc của tôi vẫn còn cộm dày. Nó chưa lưa thưa vì vẫn còn lưu luyến mái đầu chưa muốn sói. Nhưng màu sắc thì khác rồi. Từ lốm đốm muối tiêu, nó đã bắt đầu lác đác chuyển sang màu bạc. Vầng trán? Mới chỉ vài nếp nhăn. Răng mới chỉ rung rinh chút chút, còn nhơi cơm nhơi sụn được chớ chưa long, chưa lỏng lẻo ‘gung ginh’ như cọc gỗ cắm bờ ‘guộng’. Chẳng rõ, đầu bạc bao nhiêu cọng, răng còn mấy cái, miệng mồm xọm móm cỡ nào thì mới thỏa được hết lời chúc ước quái ác kia. Chỉ biết rằng, cho đến giờ, tôi chưa được Sở An Sinh Xã Hội xếp vào loại già vì mình chưa đến hạn tuổi hưu. Thế thì cứ coi như là tôi chưa già. Chưa già nhưng lại không dám coi mình vưỡn còn chai chẻ. Chưa được cấp bằng công nhận là “lão ông” nên hàng ngày tôi vẫn phải cơm nén cà mên, chẳm chỉ đi cày.
Có anh em góp ý bàn với tôi chuyện hưu non. Họ bảo rằng, cứ chắc ăn cái gì có được trong tay, chẳng ai biết mình có sống tới ngưỡng cửa được nghỉ hưu không. Thảo nào, ở cửa hàng Walmart, tôi thấy rất nhiều ông bà đã lão, vẫn đi làm. Tìm hiểu ra thì biết rằng, đi làm lúc đúng tuổi về hưu rồi, thì họ được hưởng trọn đồng lương, không phải đóng thuế lợi tức. Walmart thì cũng chỉ minimum pay theo luật, nhưng dù gì nó cũng giúp cho người già ra khỏi cái nhàm chán của việc ở không. Du lịch, nếu có tiền, cũng chỉ phiêu du một quãng 3,4 tuần thôi, giỏi lắm thì một năm một lần, ít ai có đủ tiền mà du lịch suốt cho đến ngày chót cùng của tuổi già. Kẹt cái, quanh quẩn ở nhà thì boring, con cháu thì không có trách nhiệm trợ cấp, thôi thì, đi làm được đồng nào hay đồng nấy. Bên này nó như thế, chẳng có cảnh như ở quê tôi, leo lên hàng sáu bó rồi thì được khoanh tay cúi đầu kính ông kính cụ, được thảnh thơi áo the áo thụng lễ thờ hàng ngày, được quây quần bên cháu con, được nghỉ ngơi không còn phải ra đồng cày cấy hay ra vườn làm cỏ.
Đứng ở mốc cây số 60 nhìn lại, dốc đường đi qua đã xa mờ. Trước mặt là cái dốc đèo. Ngọn đèo chỉ có độ dốc và rất ngắn chiều dài… Những thành đạt nào đang trong tay? Một cái nhà để ở, ba bốn cái nhà cho mướn? Số lượng nào để cân đếm? Đôi bàn tay đã chai xạm với tấm lưng đang còng dần? Cõi tâm linh đã đạt mức nào cho Thần Linh hiện diện? Lang thang đường đời hơn 60 năm leo dốc, có khúc đường tâm linh nào tôi lang thang với Chúa, bên Chúa, đã dành cho Chúa? Tôi đã đi với Chúa được nhiêu miles? Tôi đã gắn bó đi chung với ai, tha thiết đồng hành với ai trên hành trình đã hơn nửa đời người ấy? Rõ ràng, tất cả là những ghi nhận mịt mờ, nhòe nhoẹt không rõ ràng mức độ và số lượng…
Cảm nhận cái thoáng chốc vụt bay của bước chân thời gian, tôi vướng vào tâm trạng rất bồn chồn cuống quýt. Những xét mình nhạt nhòa trên những thành đạt lãng đãng rất khói sương…. Nghĩ nhìn quãng đường dốc đèo trước mặt, tôi hơi hãi sợ. Nhìn lui thì sương khói, nhìn tới thì mịt mờ…Tôi bỗng hiểu được tâm trạng và nỗi niềm của tiên tri Êli trên quãng đường leo dốc, trốn lên núi Horeb. “Ôi đường xa quá con hết hơi rồi, Chúa ơi, con thật hết hơi rồi…” . Bụng lép, cổ khô, rã rời mỏi mệt, tiên tri nài xin Chúa cho mình chết đi cho rồi “Con tìm đâu lương thực nước uống… Thân này xin Chúa cho về cõi sau yên hàn, Chúa ơi….”
Đường xa, thả dốc, bất định, tôi năm bảy lần than thở thảm thiết hơn Eli. Nhưng tôi không dám liều như Eli “xin Chúa cất sớm về cõi yên hàn”… Chẳng phải vì mình sợ chết, cũng chẳng phải vì mình không đói lả nhờ mớ đồ ăn thức uống dư thừa ở Mỹ, nhưng vì bao trách nhiệm còn rất vướng víu dở dang cho con cái, gia đình. Mớ bảo hiểm nhân thọ buộc phải mua để lỡ-đâu-ngày-nằm-xuống, không làm nguôi nỗi băn khoăn tương lai và trách nhiệm.
Thôi, Chúa ạ, cứ coi như con là kẻ bối rối chết nhát, nôm na là đức tin và lòng phó thác của con leo lét yếu ớt quá. Chúa biết, rằng con đến trần gian chẳng do ý muốn của mình. Chính Chúa muốn điều ấy trước khi con thành hình trong bào thai. Quãng khởi đầu, con chỉ là hư vô. Quãng giữa, con bị nhồi xóc dập dình, bị rê xảy như lúa bị sàng… Đến quãng này, khi sức khỏe bắt đầu rệu rạo quãng đời chiều, con thấy đuối dần. Cho dù vẫn tin biết là tóc trên đầu, từng cọng, đã được Chúa đếm kỹ, nhưng con vẫn băn khoăn khoảng đường còn lại,. Tương lại mịt mờ, nhưng giờ phút sau hết của quãng cuối cùng, nó không mờ. Con biết rõ nó sẽ đến. Nó chắc ăn sẽ đến, nhưng Chúa lại không muốn con biết về cách thức và ngày giờ con sẽ lâm tử. Nhưng đúng là con chẳng nên biết, mà dù có biết, con cũng chẳng biết phải làm gì…
Vâng, Chúa là khởi đầu, là bình minh của đời con.
Chúa là khoảng lớn khôn, là hoàng hôn,
là khúc cuối và là tận cùng của đời con
Con, hết tâm tình trong lời nguyện thiết tha,
khẩn xin Chúa hãy ban cho con
một tuổi già an bình và thanh thản,
mà mỗi nếp nhăn là một nốt nhạc cảm tạ lòng nhân hậu của Chúa,
một tuổi già luôn quan tâm đến hạnh phúc của người khác
một tuổi già còn biết đùa vui với tiếng cười của trẻ thơ.
còn biết thưởng thức tiếng hót của chim chóc,
còn biết trầm trồ vẻ đẹp của núi đồi, tinh tú trăng sao,
một tuổi già vẫn luôn lắng nghe tiếng Chúa trong gió nhẹ
và tìm thấy nơi Lời Chúa sự khôn ngoan, sức sống của tâm hồn.
Xin đừng để con phải sống
một tuổi già co ro trong tiếc buồn vì luyến lưu quá khứ,
một tuổi già bị ám ảnh bởi những lỗi lầm đã được Chúa nhân từ thứ tha.
Xin cho con một tuổi già thanh thản, biết thưởng thức niềm vui
và sự mới mẻ sống động của khoảnh khắc hiện tại.
Xin hãy nhận lễ vật là tháng ngày còn lại của đời con.
Xin biến chúng thành lời cảm tạ, thành khúc hát cuối cùng của tình yêu.
Xin hãy soi sáng con, nếu sự ngờ vực bủa vây con.
Xin hãy củng cố con, nếu bệnh tật làm thân xác con hao mòn.
Xin đến viếng thăm con, khi nỗi cô đơn làm tim con u sầu héo hon
Xin nắm chắc tay con, khi cái chết bất chợt đứng bên giường,
Xin hãy trấn an con, khi giờ chết đến gần làm linh hồn con bối rối.
Xin đừng bỏ rơi con trong giờ lâm chung với cơn hấp hối.
Và cho tới hơi thở cuối cùng,
xin cho con tim nghèo nàn nhưng luôn khao khát Chúa của con
cùng với khối linh hồn đã được dựng nên theo hình ảnh Chúa
được niềm hy vọng rạng rỡ của Phục sinh chiếu soi.
Amen